võ lan anh
3.   Dựa vào hình 1.2 – SGK/5 “Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á”, em hãy cho biết:a.    Tên các sông lớn ở khu vực Bắc Á và đổ vào đại dương nào?b.   Tên các sông lớn ở khu vực Đông Á và đổ vào đại dương nào?c.    Sông Mê Công chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên: d.   Tên các sông lớn ở khu vực Nam Á và đổ vào biển hay vịnh biển nào? 4.   Dựa vào hình 3.1 – SGK/11 “Lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á”, em hãy cho biết:a.    Tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 6 2019 lúc 3:20

- Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á:

  + Sông Ô–bi bắt nguồn từ dãy An–tai, đổ vào biển Ca–ra.

  + Sông I-ê–nit–xây bắt nguồn từ dãy Xai–an, đổ vào biển Ca–ra.

  + Sông Lê–na bắt nguồn từ khu vực núi phía nam, đổ vào biểu Lap–tep.

  + Sông A–mua bắt nguồn từ dãy La–blo–vôi, đổ vào biển Ô–khôt.

  + Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

Bình luận (0)
Quang Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
Trịnh Long
20 tháng 12 2020 lúc 15:57

-Ở Bắc Á: Sông Ô-bi, sông I-ê-nit-xây, sông Lê-na.

-Ở Đông Á: Sông A-mua, sông Hoàng Hà.

-Ở Đông Nam Á: Sông Trường Giang, sông Mê Công.

-Ở Nam Á: Sông Hằng, sông Ấn.

-Ở Tây Nam Á: Sông Ơ-phrát, sông Ti-grơ.

-Ở Trung Á: Sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Châu Á có 2 khu vực địa hình chính:

+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.

+ Khu vực đồng bằng.

- Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á:

+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.

+ Than: CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.

+ Sắt: Đông Á và Nam Á.

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

+ Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...

+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Tuấn Duy
Xem chi tiết
_Hikari_
3 tháng 1 2018 lúc 14:46

Ở bắc á các sông lớn phần lớn bắt nguồn từ vùng núi Nam Siberi rồi chảy về phía Bắc qua các đới khí hậu ôn đới, cận cực và cực. 

Ở đông á các sông bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển. và một số sông thì bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng (hoàng hà).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:

- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).

- Khí hậu: ôn đới lục địa.

- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.

- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.

Bình luận (0)

Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:

- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.

- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.

- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).

- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.

Bình luận (0)

Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á:

- Địa hình: 2 bộ phận.

+ Phần lục địa: phía tây Trung Quốc là các hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa; phía đông là các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng.

+ Phần hải đảo: các quần đảo và đảo.

- Khí hậu: phía nam có khí hậu cận nhiệt, phía đông phần lục địa và hải đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa.

- Sông ngòi: Phần đất liền có 3 con sông lớn (A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang).

- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
4 tháng 6 2017 lúc 11:36

- Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á:

+ Sông Ô–bi bắt nguồn từ dãy An–tai, đổ vào biển Ca–ra.

+ Sông I-ê–nit–xây bắt nguồn từ dãy Xai–an, đổ vào biển Ca–ra.

+ Sông Lê–na bắt nguồn từ khu vực núi phía nam, đổ vào biểu Lap–tep.

+ Sông A–mua bắt nguồn từ dãy La–blo–vôi, đổ vào biển Ô–khôt.

+ Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

Bình luận (2)
Ngọc Lan
4 tháng 6 2017 lúc 9:47

- Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á:

+ Sông Ô–bi bắt nguồn từ dãy An–tai, đổ vào biển Ca–ra.

+ Sông I-ê–nit–xây bắt nguồn từ dãy Xai–an, đổ vào biển Ca–ra.

+ Sông Lê–na bắt nguồn từ khu vực núi phía nam, đổ vào biểu Lap–tep.

+ Sông A–mua bắt nguồn từ dãy La–blo–vôi, đổ vào biển Ô–khôt.

+ Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

Bình luận (4)
Tuyết Nhi Melody
4 tháng 6 2017 lúc 10:41

+ Bắc Á: nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Bình luận (0)
Hiệu lê
Xem chi tiết
Collest Bacon
28 tháng 10 2021 lúc 16:11

bạn tham khảo :

Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình Châu á 

- Châu Á có nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ vào bậc nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm lục địa. Hướng núi chính là Đông – Tây và Bắc – Nam.

- Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.

- Có nhiều núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau, làm cho địa hình bị chia cắt phức

tạp.

kể tên các hệ thống sông lớn ở khu vực gió mùa Châu á vì sao khu vực này có nhiều hệ thống sông lớn như vậy

-Tên các sông lớn ở các khu vực gió mùa:

+Nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á và Nam Á có sông Mê Công, sông Hằng.

+Cận nhiệt gió mùa ở Đông Á có sông Trường Giang, sông Hoàng Hà.

+Ôn đới gió mùa ở Đông Á có sông A-mua.

-Các khu vực này có nhiều hệ thống sông lớn là do chịu ảnh hưởng của các kiểu khí hậu gió mùa: Có gió từ đại dương thổi vào

=>Khí hậu ẩm ướt và mưa nhiều

=>Hình thành nhiều hệ thống sông lớn.

Bình luận (0)
Tri Luu minh
Xem chi tiết
Tri Luu minh
23 tháng 10 2021 lúc 18:47

giup minh ik

Bình luận (0)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
23 tháng 10 2021 lúc 18:48

C

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Chi
23 tháng 10 2021 lúc 18:49

C. Lưu vực các dòng sông lớn ở Châu Á và Châu Phi

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 9 2017 lúc 5:18

Đáp án B

Bình luận (0)